8 NHÀ THIÊN TÀI HỘI HỌA “TỰ HỌC” NỔI TIẾNG NHẤT NỀN HỘI HỌA TOÀN THẾ GIỚI
Từ thuở sơ khai mới thành lập của nhân loại, đã có những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc được con người tạo ra. Chỉ với những hiểu biết đơn giản về cách sử dụng vật liệu, kỹ thuật hay lý thuyết, họ đã trở thành những “thiên tài tự học” Không qua trường lớp đào tạo bài bản, bắt đầu con đường nghệ thuật khi đã qua tuổi trung niên, thậm chí có những người bắt đầu khi đã gần hoặc ngoài 80, nhưng tất cả đều thành danh. Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để học hành đầy đủ nhưng chính bởi tài năng, đam mê và lòng quyết tâm đã dẫn lối cho họ. Điều đó chứng minh: tất cả những gì bạn cần chỉ là đam mê và quyết tâm theo đuổi.
Tại một số khu vực trên thế giới, các nghệ sĩ hoạt động độc lập bên ngoài thường được cho là giỏi hơn so với các nghệ sĩ được đào tạo bài bản. Các chuẩn mực và quy tắc được ngụ ý là hai thứ làm cản trở sự sáng tạo và các nghệ sĩ thường lấy đó làm cột mốc để phát triển thêm. Joanna Williams – giáo sư danh dự Nghệ thuật Ấn Độ và Đông Nam Á, Đại học California – Berkeley đã viết về khái niệm của những thiên tài tự học phương Đông “Thật lạ khi ở Trung Quốc, nơi mà hoạ sĩ nghiệp dư lại có địa vị cao trong xã hội, được trân trọng là hình mẫu của ‘thiên tài’ thậm chí là vượt trội hơn so với hoạ sĩ chuyên nghiệp.”
1. Henri Rousseau
Chân dung tự hoạ – Phong cảnh, 1890. Ảnh từ Wikimedia Commons.
Lịch sử từng ghi nhận rất nhiều họa sĩ nổi tiếng không được đánh giá cao lúc sinh thời, và họa sĩ Hậu-Ấn tượng Henri Rousseau là một trường hợp như Ông bắt đầu nghề cầm cọ khá muộn khi ở tuổi 40 (1884). Trong suốt thời trai trẻ của mình, ông là một nhân viên thuế quan. Ông từng chịu sự chế giễu, chỉ trích nặng nề từ các nhà phê bình hội họa đương thời bởi chưa từng trải qua trường lớp bài bản và bởi lối vẽ bị đánh giá là có phần “ngây thơ” của mình. Họ đặt cho Rousseau biệt danh ‘Le Douanier’ (“ông thuế quan”) với ngụ ý chế giễu ông,
Tuy vậy công việc thuế mang lại cho ông và gia đình cuộc sống dư dả về tài chính. Ông dành phần lớn thời gian rảnh trong ngày để vẽ. Vào những ngày nghỉ, ông thường du ngoạn đến Louvre để phác thảo những tác phẩm đầu tiên trong bộ sưu tập của mình.
Trong bức chân dung tự họa có tên gọi Myself (1890), Rousseau xuất hiện trong một bộ vest đen cùng chiếc mũ nồi gắn liền với người họa sĩ. Ông đứng trước tháp Eiffel Tower và một con tàu có gắn các lá cờ của nhiều quốc gia. Điểm đặc biệt là Myself liên tục được chỉnh sửa, trong suốt nhiều năm, người họa sĩ đã thêm rất nhiều chi tiết mang tính tự sự vào trong bức họa. Đến năm 1901, ông vẽ thêm một chiếc nơ vào ve áo đánh dấu sự kiện ông được giảng dạy tại trường Association Philotechnique. Ngoài ra, Rousseau cũng thêm tên 2 bà vợ của mình là Clemence và Josephine vào bức vẽ.
Sự pha trộn giữa tranh chân dung và phong cảnh của Myself không được lòng các nhà phê bình đương thời, tuy nhiên, Rousseau vẫn giữ vững lập trường cá nhân. Ông khẳng định, “Tôi chính là người phát minh ra tranh chân dung phong cảnh, và báo giới công nhận điều đó.”
Nổi tiếng với những bức vẽ miêu tả cảnh quan sống động, kỳ lạ, những bức tranh cây cỏ thường cường điệu kích cỡ, những khuôn mặt người ngây ngô theo trường phái “Ngây thơ” của mình. Mặc cho nhiều người khinh ghét, tài năng của ông đứng tách biệt với nhiều nghệ sĩ khác và ông được yêu mến bởi những người theo trường phái Siêu thực
Mặc dù khá nổi tiếng trong số các đồng nghiệp, Rousseau đã không chinh phục được giới hội họa đương thời và phải sống trong nghèo đói cho tới cuối đời. Ông qua đời vì bị nhiễm trùng bởi một vết thương trên chân vào năm 1910.
Những người bạn và đồng nghiệp của Rousseau đã tập hợp lại và tri ân người họa sĩ xấu số sau cái chết của ông. Họa sĩ Max Weber đã giới thiệu các tác phẩm của ông tại một buổi triển lãm ở New York vào năm 1910 theo sau buổi triển lãm tưởng niệm người họa sĩ được tổ chức tại Salon des Indépendants.
Cuối cùng, hội họa của Rousseau cộng hưởng với phong cách “nguyên sơ” đã được đón nhận và tôn vinh bởi các họa sĩ hiện đại của thế kỷ 20 bao gồm những gương mặt nổi tiếng như Picasso và Wassily Kandinsky. Rousseau cũng được nhà văn và nhà thơ nổi tiếng người Pháp André Breton tôn vinh là “người tiên phong trường phái Siêu thực” bởi vẻ đẹp mộng mị trong mỗi tác phẩm của ông.
2. Vincent van Gogh
Chân dung tự hoạ của Vincent van Gogh
Ngày nay, nói đến Van Gogh, hầu như ai cũng biết ông là một trong những danh họa vĩ đại nhất của Hà Lan, là tác giả của nhiều bức tranh thuộc nhóm đắt giá nhất thế giới. Tuy nhiên, danh tiếng chỉ đến với Van Gogh sau khi ông đã qua đời. Vincent van Gogh thực sự là thiên tài tự học hoàn toàn. Từ nhỏ van Gogh là một đứa bé ít nói và hướng nội, ông không thích đến lớp học. Sau vài nỗ lực đi học ở trường nhưng vẫn gặp khó khăn, mẹ ông quyết định để van Gogh học tại nhà với sự hướng dẫn của nữ gia sư. Ông không thích nhắc về thời niên thiếu của mình vì ông cho rằng đó là giai đoạn “u tối và lạnh lẽo” của ông. Đầu tiên là khoảng thời gian tồi tệ ở trường nội trú, sau đó là hai năm không hạnh phúc ở trường Trung cấp khiến van Gogh nghỉ học để bước vào con đường buôn bán tranh ở tuổi 16.
Bức hoạ “Cánh đồng lúa mỳ” được van Gogh vẽ vào tháng 9 năm 1889
Trước khi trở thành một họa sĩ, Van Gogh từng thử sức trong nhiều lĩnh vực khác nhau như một nhà môi giới nghệ thuật, một giáo viên hay nhà giảng đạo nhưng đều thất bại.
Van Gogh chỉ bắt đầu vẽ tranh khi bước vào tuổi 27 và chủ yếu là do tự học. Ông chỉ có quãng thời gian ngắn ngủi vài tháng theo học tại một trường nghệ thuật 4 năm trước khi qua đời. Trong quãng thời gian theo học tại ngôi trường này, Van Gogh gặp rất nhiều vấn đề với giảng viên hướng dẫn cho phong cách vẽ tranh không theo những quy chuẩn truyền thống của mình.
Trong những tác phẩm đầu tiên của mình, chủ đề yêu thích của Van Gogh là những hiện thực tối tăm của cuộc sống. Nghèo đói và gánh nặng tài chính là chủ đề xuyên suốt trong nhiều tác phẩm thời kỳ đầu của Van Gogh.
Trong quãng thời gian 10 năm cuối đời, Van Gogh đã hoạt động nghệ thuật miệt mài. Ông đã tạo ra 2.100 tác phẩm hội họa, trong đó có 860 bức tranh sơn dầu. Rất nhiều bức tranh của Van Gogh được ông sáng tác chỉ trong 2 năm cuối đời.
3. Frida Kahlo
Là nữ họa sĩ tài hoa bậc nhất Mexico, Frida Kahlo nổi tiếng với những bức chân dung tự họa phản ánh một cách trần trụi tấn bi kịch cuộc đời bà. Trong tổng số 143 tác phẩm của bà, có tới 55 bức bà vẽ chính mình, khắc họa cuộc đấu tranh nội tâm và nỗi đau tinh thần trong con người bà. Điều này từng chỉ xuất hiện trong tranh của Van Gogh.
Frida Kahlo sinh ngày 6 tháng 7 năm 1907 tại vùng ngoại ô Mexico. Khi lên sáu, bà mắc bệnh bại liệt, khiến chân phải teo đi. Vì lẽ đó, bà bị bạn bè xa lánh và gọi với cái tên mỉa mai ‘Frida chân gỗ’. Sinh thời, Frida mong muốn trở thành bác sĩ, tuy nhiên, năm 18 tuổi, bà gặp tai nạn xe nghiêm trọng và phải nằm viện trong một thời gian dài. Sau tai nạn, Kahlo bắt đầu vẽ tranh như một thú vui trong thời kì dưỡng bệnh. Bà bén duyên với nghệ thuật từ đó.
Trong thời gian nằm trên giường hồi phục, Kahlo luôn đắn đo về con đường sau này của mình và cuối cùng chuyển sở thích nghệ thuật của mình thành một thứ gì đó nhiều hơn thế. Mặc cho sự hạn chế về di chuyển, bà bắt đầu vẽ chân dung của mình qua gương. Nhiều tác phẩm chân dung của bà được lấy cảm hứng từ chính nỗi đau của Kahlo. Phong cách nổi tiếng của bà là kết hợp ảnh hưởng của châu Âu như chủ nghĩa hiện thực với nghệ thuật truyền thống Mexico và biểu tượng Công giáo mà sau này người ta gọi bà là “Thánh nữ” hội hoạ thế kỷ 20.
FRIDA KAHLO (1907-1954)
‘Self Portrait’, 1940 (tranh sơn dầu trên giấy bồi)
Kahlo có thói quen mặc trang phục Mexico truyền thống, dòng máu lai giữa Đức-Mexico cũng được bà thể hiện rõ nét trong thời trang, điều này được phản ánh trong vô số bức chân dung cá nhân của bà trong suốt cuộc đời. Bên cạnh trang phục, bà cũng cầu kỳ trong việc chọn trang sức, đặc biệt là vòng tay. Đa phần các bức tranh của bà đều liên quan đến việc mổ xẻ, hình ảnh các bộ phận cơ thể được bà thể hiện ngay trên tranh. Mọi trải nghiệm cá nhân, và hôn nhân, những lần phẫu thuật đều được bà lấy làm đề tài vì bà cho rằng “Tôi không bao giờ vẽ về giấc mơ. Tôi vẽ hiện thực của chính mình…”.
4. Bill Traylor
Sinh trưởng trong chế độ nô lệ Alabama hà khắc năm 1854, Traylor không được nhận được bất cứ điều gì từ nền giáo dục chính thống. Vậy là ông tìm đến nghệ thuật như là nơi trú ngụ cho tâm hồn mình.
Làm việc quá sức, mắc bệnh viêm thấp khớp, phải nghỉ hưu, bị đẩy vào hoàn cảnh không nhà, phải ngủ trong nhà tang lễ địa phương, nhưng chính điều đó đã giúp ông tập trung toàn bộ năng lượng vào việc vẽ tranh, bằng bất kỳ dụng cụ nào ông có.
Năm 1939, tranh của ông được họa sĩ trẻ Charles Shannon để mắt đến, anh hỗ trợ dụng cụ và động viên ông sáng tác.
Đến với hội họa khi đã 85 tuổi, và chỉ có 10 năm để sáng tác, nhưng đó là khoảng thời gian sáng tạo nhất của ông.
Tác phẩm của ông đa phần khắc họa những trải nghiệm cá nhân của 1 người da màu ở miền Nam trong suốt thời kỳ Tái thiết.
Roberta Smith – nhà phê bình hội hoạ đã viết về “thiên tài tự học” Bill Traylor trên tờ New York Times như sau: “Tài năng của Bill Traylor đột nhiên xuất hiện vào năm 1939 khi ông 85 tuổi và nó có thêm 10 năm tồn tại.”
5. Grandma Moses
Grandma Moses là 1 trong số những nghệ sĩ dân gian nổi tiếng nhất nước Mỹ. Mặc dù bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh vào nửa cuối cuộc đời, song những bức vẽ cảnh đồng quê của bà đã mang đến một làn gió mát cho những ai yêu cái đẹp.
Anna Mary Robertson Moses (07 tháng 9 năm 1860 – 13 tháng 12 năm 1961), được biết đến với biệt danh Grandma Moses, là một nghệ sĩ dân gian nổi tiếng của Mỹ. Sau khi bắt đầu vẽ một cách nghiêm túc ở tuổi 78, bà thường được trích dẫn như là một cá nhân gương mẫu đã bắt đầu sự nghiệp mỹ thuật thành công lúc tuổi đã cao. Tác phẩm của bà được trưng bày và bán trong và ngoài đất nước Hoa Kỳ, trên thị trường là thiệp chúc mừng cùng và các loại mặt hàng khác. Tranh của bà là một trong những bộ sưu tập của nhiều viện bảo tàng. Bức Sugaring Off đã được bán với giá 1,2 triệu US $ vào năm 2006.
Moses đã xuất hiện trên các bìa tạp chí, truyền hình, và trong một phim tài liệu về cuộc đời của bà. Bà đã viết một cuốn tự truyện của cuộc đời mình, giành được nhiều giải thưởng và được trao tặng hai bằng tiến sĩ danh dự.
Tác phẩm “The Old Oaken Bucket”, 1949
Dù đến với nghệ thuật muộn nhưng sức sáng tạo của bà vô cùng đáng ngưỡng mộ. Trong suốt sự nghiệp, số lượng tranh của bà khá đồ sộ, ước tính hơn 1,500 tác phẩm. Tranh của bà thường đơn giản với màu sắc tươi sáng của cuộc sống nông trang giản dị, những câu chuyện nhẹ nhàng miền thôn dã. Sau này, sự nghiệp của bà phát triển, tranh của bà được nhiều nhà sưu tập tranh chú ý đến.
Năm 1939, ba trong số những bức tranh của bà được đưa vào triển lãm trong Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại, và chỉ một năm sau đó, bà đã tổ chức triển lãm của riêng mình. Bà qua đời năm 1961, với sự cống hiến không mệt mỏi cho nghệ thuật bà được tôn vinh là “Bà Moses” của hội hoạ đồng quê nước Mỹ.
6. Henry Darger
Hoạ sĩ Henry Darger
Từ lúc sinh ra năm 1930 cho đến khi qua đời năm 1973, người quản lý bệnh viên Chicago – Henry Darger dành phần lớn thời gian quý giá còn lại để viết và minh hoạ cho tác phẩm nổi tiếng của ông sau này. Bao gồm 15,145 trang và hơn hàng trăm hình minh hoạ trong cuốn In the Realms of the Unreal (tạm dịch: Trong Vương Quốc tưởng tượng). Câu chuyện kể về các cô gái Vivian: Công chúa của quốc gia Kitô hữu, người tổ chức cuộc nổi dậy chống lại hệ thống nô lệ được áp đặt bởi một đế chế độc ác.
Ông sử dụng sự pha trộn giữa màu nước và tranh ảnh cắt dán từ những tạp chí nổi tiếng, Darger bị ám ảnh bởi những hành động anh hùng của các nữ anh hùng mình tạo ra. Trong câu chuyện tuyệt vời của mình, các cô gái Vivian nhớ lại những câu chuyện khủng khiếp của các vị thánh Công giáo đầu tiên, nhưng được hoạ sĩ thể hiện như là những nhân vật truyện tranh hoặc những cô gái trẻ trong hình ảnh quảng cáo.
Không qua bất kỳ trường lớp chính thống nào, phong cách của ông ảnh hưởng nhiều bởi văn hoá pop (popular culture). Được gởi vào trại mồ côi Công giáo lúc 8 tuổi và năm 13 tuổi ông được đưa vào bệnh viện tâm thần Illinois Asylum, Darger tự nhận mình vừa là hoạ sĩ vừa là “người bảo vệ cho trẻ em”. Bất chấp mọi điều, Darger đã tạo nên một sử thi hiện đại và được nhớ đến với tài năng bẩm sinh của mình, các đề tài thường xó xu hướng chống đối và quyết tâm kiên định để theo đuổi tầm nhìn của mình.
7. Yoko Ono
Yoko Ono là một nghệ sĩ người Mỹ gốc Nhật. Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, cha Ono là nhạc công và lúc bà còn nhỏ cha Ono hướng dẫn bà tập piano. Tốt nghiệp trung học, Ono đăng ký vào ngành Triết tại trường Gakushuin, một đại học có tiếng ở Tokyo. Hai năm sau, bà tạm ngưng việc học để cùng gia đình chuyển đến New York sinh sống. Trong những năm thập niên 1950, bà đăng ký học tại trường Sarah Lawrence để theo đuổi ước mơ trở thành nghệ sĩ âm nhạc nổi tiếng. Chính điều này đã tạo cơ hội cho bà bước vào thế giới hào quang, gặp gỡ được nhiều nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ hình ảnh cho những dự án của Ono sau này.
Tác phẩm Arising, 2013
Cuộc đời Yoko Ono chứng kiến bà trong nhiều vai trò. Từ ca sỹ, nghệ sỹ, nhà hoạt động xã hội, và là người giám hộ cho di sản mà John Lennon, người chồng quá cố của bà và cha của Sean, để lại. Ở tuổi 84, bà đang nhận được sự tán dương nồng nhiệt dành cho sự nghiệp của mình, dù rằng nó đến hơi muộn. Có một thời, các tác phẩm trong cuộc đời Yoko từng chịu sự dè bỉu vì liên kết với phong trào nghệ thuật khó cảm thụ Neo-Dada. Còn sáng tác âm nhạc của bà thì bị xem là “không thể nghe nổi”. Nhưng nay chúng lại được xem là một phần của nền văn hóa cao cấp, thời thượng.
Khi tham gia khoá học âm nhạc thể nghiệm của John Cage, Ono đã khám phá ra với nền tảng âm nhạc sẵn có, bà có thể kết hợp với nhiều loại hình khác nữa. Những tác phẩm của bà theo trường phái Tiên phong (avant-garde) dưới nhiều hình thức như thơ, nghệ thuật sắp đặt, hội hoạ, điện ảnh với nhiều nghệ sĩ có ảnh hưởng thập niên 1970 điển hình La Monte Young, George Brecht, và Allan Kaprow. Năm 1969, bà kết hôn với một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế giới, thành viên chính nhóm The Beatles, John Lennon. Và bà là niềm cảm hứng bất tận cho Lennon sáng tác nên những bài tình ca bất hủ, điển hình Woman, Don’t Worry Yoko,…
8. Thornton Dial
Thornton Dial chào đời năm 1928, người thừa kế của một gia đình da đen nghèo ở Alabama. Ông không được đến trường cho đến khi ông 13 tuổi, và khi đi học lớp 2. Ông cảm thấy xấu hổ vì mình là người “già nhất lớp”, Dial đành bỏ học để đi làm kiếm tiền. Trưởng thành, ông làm công nhân cho công ty đường sắt cho đến khi đóng cửa năm 1981, cùng thời điểm đó ông tìm đến nghệ thuật như sở thích cá nhân.
Trải nghiệm đi làm sớm chính là nguyên liệu tốt cho Dial có thể tự mày mò về kiến thức hội hoạ. Ông phát triển phong cách bán hiện thực (semi-figurative) và bán trừu tượng (semi-abstract), mà sau này khi kết hợp với nghệ thuật truyền thống bricolage phía Nam. “Nghệ thuật của tôi là minh chứng cho sự tự do,” Dial nói trong một cuộc phỏng vấn giữa thập niên 1990. “Khi tôi bắt đầu vẽ tôi có thể chọn lấy bất kỳ đề tài nào mà tôi muốn. Tôi bắt đầu với bất kỳ phù hợp với ý tưởng của mình, những thứ mà tôi có thể tìm bất cứ nơi đâu.”
Tác phẩm “The Fire At Corncob Mine”
Dial được mọi người ví như là bác sĩ chuyên chẩn đoán những “căn bệnh” trong xã hội Mỹ hiện đại. Ông thường đưa vào tác phẩm của mình những chủ đề về phân biệt chủng tộc, giới tính và cảnh nghèo khó, đôi khi là sự kiện chính trị, địa điểm lịch sử và Công giáo. Ông được nhớ đến bởi sự tài năng, người có thể biến những sự vật bình thường thành một thứ kỳ diệu.
Bài viết liên quan
HỌC VẼ, NIỀM VUI CỦA CON, HẠNH PHÚC CỦA MẸ
HỌC VẼ, NIỀM VUI CỦA CON, HẠNH PHÚC CỦA MẸ Tại lớp Vẽ Phát triển toàn diện cho bé Trung tâm Mỹ thuật Yết Kiêu Hạnh phúc không chỉ làm ấm lòng mà còn làm dịu đi những cảm xúc dường như không thể diễn tả được. Trong cuộc sống đầy áp lực và bận rộn, […]
KẾT QUẢ CUỘC THI “MỸ THUẬT HÈ 2022″
Những giây phút hân hoan tại Lễ Trao giải toàn cuộc thi “Mỹ thuật Hè 2022” do Mỹ thuật Yết Kiêu tổ chức!Trải qua 3 tuần lễ của cuộc thi, những thí sinh đứng đầu: được điểm cao nhất do Ban Tổ chức và khán giả bình chọn đã đứng lên bục nhận giải. Ngoài […]
Ảnh phá Tam Giang đoạt giải nhất quốc tế
Bức ảnh chụp người dân đánh cá trên phá Tam Giang (Huế) vào mùa đông đoạt giải nhất hạng mục Con người của cuộc thi ảnh chụp trên cao. Siena Awards là giải ảnh uy tín được thành lập vào năm 2015, năm nay thu hút nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới […]
Đời sống Nam Bộ thế kỷ trước qua tác phẩm ký họa
ĐỜI SỐNG NAM BỘ THẾ KỶ TRƯỚC QUA TÁC PHẨM KÝ HỌA Với lối vẽ nhanh và giản dị đặc trưng, ký họa vẫn luôn có sức hấp dẫn rất riêng và đặc biệt, nhờ vào cái hồn mà nó truyền tải qua những bức tranh. Ký họa không chỉ là ghi lại khoảnh khắc, […]
Khóa màu nước nâng cao trực tuyến
🎏 Nếu các bạn đã có các kiến thức cơ bản trong việc vẽ màu nước và mong muốn nâng cao hơn nữa kỹ năng của bản thân, thì khóa học này chính là dành cho bạn. 🎏 Ở khóa màu nước nâng cao, các bạn sẽ được tìm hiểu về cách vẽ tranh tĩnh vật, […]